Giao hàng nhanh chóng Trên toàn quốc
Tích điểm nhận quà Áp dụng với khách hàng thân thiết
Hỗ trợ 24/7 Hãy gọi chúng tôi để được tư vấn

Home / QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TÔM

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TÔM

  • Đăng bởi: admin
  • vào ngày: 02/06/20

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI TÔM

  1. Nhiệt
    độ
  2. Hiện
    tượng thường gặp
  3. Ban đêm nhiệt độ giải phóng chậm từ bệ mặt nước
    ao nên nhiệt độ thường rất thấp nên sẽ xảy ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ nước
    ao nuôi. Hiện tượng này sẽ làm ngăn cản lượng Oxy hòa tan trong nước và nhiệt độ
    thấp khiến H2S độc hơn trong môi trường nước nuôi.
  4. Khi nhiệt độ giảm khiến tôm ít hoạt động hơn và
    trở nên yếu hơn, tôm có xu hướng di chuyển vào bùn để tránh nhiệt độ lạnh dẫn đến
    tôm dễ bị bệnh hơn.
  5. Nhiệt độ giảm 10C thì trao đổi chất
    tôm sẽ giảm 10%.
  6. Nhiệt
    độ thích hợp

<260C 26 – 320C 350C 400C
Tôm sẽ chậm lớn Nhiệt độ thuận lợi nhất cho tôm 100% tôm một tháng tuổi chết Toàn bộ tôm chết

  • Biện pháp
  • Sục khí thường xuyên để ngăn phân tầng nhiệt độ.
  • Cho ăn một cách hợp lý để giữ đáy ao sạch, ít
    mùn bã hữu cơ.
  • Tránh cho tôm ăn vào ban đêm vì khi nhiệt độ giảm
    thì sức ăn của tôm cũng giảm.
  • Khi nhiệt độ tăng trên 340C thì cần
    giảm lượng thức ăn, bổ sung thêm Vitamin C và tăng quạt nước.
  • Khi nhiệt độ giảm dưới 240C, tôm có
    hiện tượng vùi đầu, cần giảm lượng thức ăn, bổ sung Vitamin C, β-glucan,
    khoáng, vi sinh đường ruột vào thức ăn để tăng sức đề kháng.

  • pH –
    tính kiềm trong nước
  • Hiện
    tượng thường gặp
  • pH trong nước thay đổi thường do hai nguyên nhân
    chính:

+
Nồng độ ion trong nước thay đổi.

+
Hoạt động của thự vật phù du thấp làm pH giảm.

  • pH thấp sẽ tăng tính độc của H2S lên
    tôm. Ngoài ra, khi pH giảm đạt 8,3 hoặc thấp hơn sẽ khiến tôm lột xác sớm.
  • pH chênh lêch ngày đêm quá cao (trên 1,0) sẽ gây
    stress lên tôm, làm tôm yếu hơn và dễ gây chết.
  • pH
    thích hợp
  • pH thích hợp cho tôm:     7,5 – 8,5.
  • Động vật thủy sinh:         6,5 – 9,0.
  • Cá basa:                           7,0
    – 8,5.
  • Biện
    pháp
  • Đối với
    tính kiềm (Alkalinity)
  • Thường xyên kiểm Alkalinity 3 – 4 ngày/lần.
    Alkalinity nên đạt khoảng 100ppm là thuận lợi cho tôm phát triển.
  • Để nâng hay hạ độ kiểm thì cần bổ sung như sau:

+
Kiềm thấp: nên sử dụng Dolomite 15 – 20Kg/1.000m3 nước vào ban đêm
cho tới khi đạt yêu cầu.

+
Khi kiềm cao: nên sử dụng EDTS (EthyleneDiamineTetraacetic Acid) với liều lượng
2 – 3Kg/1.000m3 vào ban đêm cho tới khi đạt yêu cầu.

  • Đối với
    pH
  • Khi pH nhỏ hơn 7,5 thì cần bón vôi (CaCO3,
    Dolomite) với liều 10 – 20Kg/1.000m3.
  • Khi pH cao, bổ sung mật đường với liều lượng
    3Kg/1.000m3 kết hợp với việc sử dụng các chế phẩm vi sinh hoặc acid
    acetic 10 – 20Kg/1.000m3 nước.
  • Nên kiểm tra định kỳ 10 ngày/lần bón vôi nông
    nghiệp CaCO3 vào lúc 20 – 21 giờ với liều 10 – 20Kg/1.000m3.
  • Đối với độ
    mặn
  • Tùy theo độ mặn cần điều chỉnh pH thích hợp:

+
Độ măn <17‰ thì pH nên đạt 8,2 – 8,4.

+
Độ mặn >17‰ thì pH nên giảm đạt khoảng 8,0 – 8,2.

+
Độ mặn = 17‰ thì pH nên đạt 7,7 – 7,8.

  • Sau khi xử lý, đến 11 – 12 giờ trưa hôm sau thì
    tiếp tục cấy vi sinh để làm sạch môi trường nước.

  • Oxy
    hòa tan, BOD và COD
  • Oxy hòa tan là dưỡng khí cho động vật dưới nước.
  • BOD (Biochemical Oxygen Demand) là lượng oxy mà
    các loại sinh vật phù du và vi khuẩn tiêu thụ.
  • COD (Chemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần
    thiết chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thành CO2.
  • Hiện
    tượng thường gặp
  • Hai nguồn tạo oxy chính cho ao tôm:

+
Sục khí thường xuyên.

+
Hoạt động quang hợp.

  • Vì thế oxy có hiện tượng cao vào ban ngày và giảm
    vào ban đêm, thấp nhất vào lúc nửa đêm. Hàm lượng oxy sẽ tăng trở lại khi mặt
    trời mọc khoảng 1 giờ sau khi các hoạt động quang hợp của thực vật phù du trở lại.
    Khi hiện tượng quanh hợp ngừng diễn ra dẫn đến hiện tượng thiếu oxy hòa tan
    trong nước.
  • Thiếu Oxy làm cho nồng độ H2S độc
    hơn, hàm lượng các khí độc được giải phóng nhiều hơn, vi khuẩn gây bệnh cũng
    phát triển mạnh hơn làm cho tôm sau khi lột xác dễ mắc bệnh và chết. Ngoài ra
    còn làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
  • Khi lượng oxy giảm sẽ khiến tôm giảm hoạt động,
    phần lớn tôm sẽ di chuyển xuống dưới đáy, những tôm có nhu cầu oxy cao thường cố
    gắng bò dọc bờ ao. Khi đủ lượng oxy cần thiết thì tôm sẽ bơi khắp ao.
  • Khi hàm lượng COD trong nước tăng cao tức là hàm
    lượng các chất hữu cơ trong nước cũng tăng cao, làm giảm lượng oxy hòa tan.
  • Hàm
    lượng thích hợp
  • Hàm lượng oxy cần đảm bảo lớn hơn 3,5 mg/l, tối
    ưu là 4mg/l vào lúc 4 giờ sáng và đo cách đáy 30cm, cách bờ 3m.
  • Theo Tiêu chuẩn Việt Nam thì ao nuôi tôm có lượng
    BOD không quá 50mg/l và COD thì không quá 150mg/l. Tuy nhiên, BOD và COD chủ yếu
    là các tiêu chuẩn quản lý nước thải nên thường được kiểm tra tại các phòng thí
    nghiệm.
  • Biện
    pháp
  • Cần phải đo hàm lượng oxy hòa tan trong nước hằng
    ngày. Kiểm tra oxy vào lúc 4 giờ sáng, sẵn sàng bổ sung oxy khi cần thiết và
    duy trì tối ưu lượng oxy hòa tan trong ao.
  • Ban đêm khi lượng oxy giảm thì cần phải liên tục
    sục khí không ngừng từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau để duy trì lượng Oxy cần
    thiết. Trong trường hợp khẩn cấp thì có thể sử dụng thêm OxygenPlus 1 – 2Kg/1.000m3
    nước.
  • Tính số lượng tôm trong ao dựa trên mật độ thả,
    tỷ lệ sống, trọng lượng tôm và phần trăm thức ăn tiêu tốn mỗi ngày. Tạm tính
    trên 400Kg tôm thì cần sục một sức ngựa sục khí.

  • Hàm
    lượng H2S
  • H2S trong nước gây độc rất lớn đối với
    tôm cũng như các động vật khác, bao gồm cả người nuôi. Tỷ lệ gây hại nhiều hơn
    so với các tác nhân khác.
  • H2S hình thành do sự phân hủy hiếm
    khí các thức ăn thừa, xác cây cỏ và chất thải vật nuôi hay từ ion sunfat thông
    qua các vi khuẩn khử sunfat.
  • Hiện
    tượng thường gặp
  • Khi hàm lượng H2S trong nước tăng cao
    thì đáy ao có hiện tượng chuyển sang màu đen, ao bốc mùi trứng thối. Các ao bị
    nhiễm phèn thường có tỷ lệ bị nhiễm H2S trong nước cao.
  • Tôm ưa sống gần bùn đáy nên việc H2S
    tích tụ nhiều trong lớp bùn đáy và lớp nước đáy rất gây nguy hiểm cho tôm. H2S
    gây độc trong trường hợp nhiệt độ thấp, pH thấp, hàm lượng oxy thấp nên vào ban
    đêm thì tỷ lệ gây độc tăng cao và gây độc cho tôm.
  • Khi hàm lượng H2S thấp: làm tôm bị yếu,
    dễ bị nhiễm bệnh.
  • Khi hàm lượng H2S cao: gây hiện tượng
    tôm chế hàng loạt.
  • Nếu kèm theo các điều kiện bất lợi như mưa nhiều,
    gió mạnh, thiếu sục khí, khi tôm lột xác, sinh vật phù du tàn thì sáng hôm sau
    tỷ lệ tôm chết sẽ đột ngột tăng cao.
  • Hàm
    lượng H2S thích hợp

<0,01 ppm 0,01 – 0,02 ppm >0,02 ppm
Hàm lượng tối ưu cho tôm phát triển. Tôm bị mệt mỏi và chết dần, chìm xuống đáy ao. Có
thể ngửi thấy mùi hôi từ ao tôm.
Tôm chết hàng loạt nhanh chóng.

  • Biện
    pháp
  • Luôn duy trì pH ổn định trong khoảng từ 7,8 –
    8,1. Tuyệt đối không được cao hơn vì sẽ dẫn đến ngộ độc NH3.
  • Duy trì hàm lượng oxy tối ưu, xử lý bùn đáy.
  • Dùng các chế phẩm vi sinh để kiểm soát H2S
    (như Super Probiotics, Probiotics,
    Probio – Yucca
    ).
  • Ban đêm nên thường xuyên quan trắc ao nuôi để kiểm
    soát các yếu tố.

  • Thực
    vật phù du
  • Hiện
    tượng thường gặp
  • Tôm thông thường sẽ lột xác vào ban đêm nên sẽ hấp
    thụ rất nhiều khoáng chất. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt khoáng chất có trong
    ao khiến cho Thực vật phù du không đủ khoáng chất để duy trì hoạt động sống. Nếu
    hôm sau thấy có hiện tượng tôm bị chết, pH kiểm tra thấy giảm so với hôm trước
    từ 0,3 – 0,5 có thể dự đoán trong vòng hai ngày tới sẽ xảy ra suy tàn hệ thực vật
    phù du.
  • Khi thực vật phù du suy tàn hoàn toàn sẽ khiến
    pH và oxy hòa tan giảm đột ngột, chất hữu cơ trong ao tăng, vi sinh vật gây bệnh
    xuất hiện nhiều, khí độc được giải phóng dẫn đến nguy hại cho tôm và có thể gây
    chết hàng loạt.
  • Biện
    pháp
  • Khi có hiện tượng hệ sinh vật phù du suy tàn, cần
    lập tức bổ sung khoáng chất Vita Mineral
    HV8
     cho tôm, bổ sung vào ban đêm; bổ sung vào buổi
    sáng cho các thực vật phù du.
  • Duy trì tỷ lệ khoáng chất hợp lý trong ao. Kiểm
    tra thường xuyên nồng độ các ion Canxi, Magie, Phosphat… giúp duy trì ổn định
    Thực vật phù du.
  • Cần lưu ý việc thiếu hụt khoáng chất và các dấu
    hiệu suy tàn của hệ thực vật phù du, đặc biệt là sau các trận mưa lớn.

  • Độ
    trong của nước
  • Tảo là một nguồn thức ăn, nguồn cung cấp và tiêu
    thụ oxy hòa tan nên chúng rất quan trọng đối với môi trường nước nuôi. Nước
    trong hay đục phụ thuộc nhiều vào hàm lượng phù sa hay quần thể sinh vật (tảo
    và vi khuẩn) tồn tại trong nước.
  • Tảo nhiều thì ban ngày có oxy hòa tan trong nước cao nhưng
    ban đêm lại thấp, do đó cần giữ mật độ tảo vừa phải. Đục do phù xa không có lợi cho sự phát triển của tảo, nên cần
    lắng trước khi gây màu nước (gây tảo). Khi phù đã lắng, thì độ trong/đục của nước
    đặc trưng cho nồng độ tảo.
  • Các biện pháp giữ độ trong
    nước ai nuôi tôm
  • Độ trong phù hợp nhất cho tôm
    phát triển là 30 – 40cm.
  • Khi độ trong >40cm cho thấy tảo
    trong ao phát triển chậm, cần thêm các muối dinh dưỡng cho tảo phát triển.
  • Khi độ trong <30cm cho thấy tảo
    phát triển quá mạnh làm cho pH và hàm lượng oxy biến đổi ngày – đêm lớn dẫn đến
    nguy cơ tảo tàn hàng loạt gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh trưởng của
    vật nuôi. Do đó nên khống chế tảo bằng cách thay nước, xử lý Formon 3 – 5ppm
    vào lúc 9 – 10 giờ sáng.
  • Theo dõi thường xuyên màu nước để
    đánh giá sự phát triển của tảo để dự đoán tình huống có thể xảy ra.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy màu nước
    ao tốt nhất nên có màu xanh nhạt, xanh lục, vàng nâu phớt xanh do chúng được
    hình thành bởi nhóm tảo không chứa độc tố, kích thước nhỏ, vòng đời dài nên
    giúp ổn định môi trường ao nuôi. Đặc biệt là khả năng ngăn chặn sự phát triển của
    vi khuẩn phát sáng Vibrio giúp phòng
    bệnh.

  • Độ
    cứng tổng (GH) và khoáng chất
  • Độ cứng tổng (GH) là hàm lượng
    Canxi (Ca), Magie (Mg) trong nước. Đây là hai khoáng chất quan trọng đối với
    nhu cầu sống của tôm. Tuy nhiên, độ cứng và độ kiềm là hai đại lượng khác nhau
    nhưng hiện nay vẫn bị nhầm lẫn.
  • Can xi quan trọng trong quá
    trình nhân tế bào, tạo xương, vỏ giáp xác. Magie và Kali thì lại đóng vai trò
    điều hòa, trao đổi chất qua màng tế bào, đảm bảo hoạt động bình thường của tim,
    não và các mô cơ.
  • Các thông số về tỷ lệ các thành
    phần này cần phải gần giống với nước biển hay nước lợ thì mới giúp tôm phát triển
    khỏe mạnh. Việc thiếu khoáng chất sẽ khiến vỏ tôm mềm, tôm yếu; thừa khoáng khiến
    vỏ tôm sần sùi, khó lột vỏ. Tỷ lệ không Ma:Ca:K không cân bằng gây xáo trộn
    trong quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến sự thẩm thấu chất dainh dưỡng qua
    tế bào và gây co cơ ở trên tôm.

Thành phần nước biển
Độ mặn Ca
(mg/l)
Mg
(mg/l)
Na
(mg/l)
K
(mg/l)
Ca:K Mg:Ca Na:K
35 ‰ 410 1290 10700 385 1:0,94 3,15:1 26:1

  • Với nước lợ được lấy từ sông thì hàm lượng khoáng được đảm bảo,
    tuy nhiên sẽ mất dần trong quá trình nuôi do hiện tượng bị đất hấp thụ nên cần
    đặc biệt chú ý nuôi tôm bằng nước ngầm hay nước ngọt được thêm muối hạt vì hàm
    lượng khoáng trong các nước này có tỷ lệ Mg:Ca rất thấp (nước ngầm có tỷ lệ
    Mg:Ca là 1:10).
  • Để cân bằng các hàm lượng khoáng chất này nên bổ sung thường xuyên
    các CaCl2, MgCl2, KCl, CaCO3 và Dolotomite để
    đảm bảo nồng độ và khoáng như nước sông.
  • Một
    số lưu ý trong quá trình nuôi tôm
  • Hoạt
    động của tôm
  • Việc tôm lột xác có liên quan
    khá mật thiết với nồng độ pH trong ao nuôi. Khi pH cao hơn 8,3 tôm sẽ không lột
    xác được mà sẽ chờ cho đến khi pH hạ xuống khoảng thích hợp nhất là từ 7 – 8
    thì tôm mới tiến hành lột xác. Ngoài ra khi lột xác, tôm đòi hỏi nhu cầu oxy
    nhiều gấp đôi lượng thông thường.
  • Sau khi tôm lột xác thì phải đến
    3 – 4 giờ sau thì vỏ tôm mới cứng lại, nếu trường hợp nước ao nuôi thiếu hụt
    khoáng chất, làm cho vỏ tôm cứng lâu hơn hay không thể cứng lại được khiến tôm
    mềm vỏ, thì tôm sẽ rất dễ chết. Vì vậy cần phải bổ sung khoáng để hình thành vỏ
    và chú ý đến lượng Alkanility và khoáng có trong ao.
  • Khi tôm có hiện tượng giảm ăn
    vào buổi chiều cho thấy tôm sẽ tiến hành lột vỏ. Ước tính thời gian giữa hai lần
    lột xác của tôm dựa vào việc đo chiều dài của tôm. Chiều dài tính bằng cm của
    tôm là số ngày giữa hai lần lột xác. Ví dụ: chiều dài trên tôm là 7cm tương
    đương sau 7 – 8 ngày nữa sẽ lột xác.
  • Khi tôm có hiện tượng giảm ăn
    nên tăng sục khí vào ban đêm để đảm bảo không có H2S. Bổ sung khoáng
    trong giai đoạn tôm lột xác khi nuôi ở mật độ cao, độ muối thấp.
  • Duy trì Alkanility ở mức 120ppm.
    Nếu tôm mềm vỏ, chết hoặc Alkanility giảm đột ngột, thấp hơn 20ppm hoặc pH giảm
    0,3 – 0,5 so với hôm trước thì ngay lập tức phải bổ sung khoáng vào ao.
  • Quản
    lý ao ban đêm
  • Thường xuyên kiểm tra hoạt động
    tôm, hoạt động sục khí, oxy hòa tan, đặc biệt khi thực vật phù du giảm, khi tôm
    lột xác, mưa to hay khi thay nước mới.
  • Nên đo pH lúc 9h tối.
  • Từ nửa đêm đến sáng là giai đoạn
    rất quan trọng vì khi tôm bị yếu, chịu tác động của stress thì tôm sẽ nổi lên mặt
    ao.
  • Quản
    lý ao nuôi
  • Không nên lạm dụng việc diệt khuẩn
    ao nuôi nhất là trong giai đoạn tôm bị yếu, đang trong quá trình lột xác hay có
    biểu hiện của bệnh gan. Chỉ nên diệt khuẩn khi tôm có màu sắc thay đổi, đóng
    rong, đóng nhớt, bị phồng đuôi, đứt râu, đứt đuôi.

Tháng Lưu ý
Giai đoạn mới thả – 1,5 tháng Hạn chế sử dụng men vi sinh
Tháng thứ nhất Giữ màu nước ao nuôi thích hợp (xanh nõn
chuối).
Tạo sự ổn định các chỉ số môi trường pH,
kiềm, nhiệt độ, oxy hòa tan… nhằm tránh sinh tảo đáy hoặc tảo phát triển quá
mức.
Tháng thứ hai – thu hoạch Giữ màu nước thích hợp (xanh nâu, đục).
Mực nước sâu từ 1,2 – 1,8m để tạo dao động
nhiệt độ, oxy hòa tan, pH ngày – đêm diễn ra chậm, không gây sốc cho tôm.
Duy trì các yếu tố thích hợp: độ trong 30
– 40cm, độ kiềm 80 – 120 mg/l, độ mặn 15 – 25‰, pH 7,5 – 8,5; oxy hòa tan
>4mg/l, H2S<0,01mg/l, NH3<0,1mg/l.

  • Định kỳ 20 – 25 ngày xử lý nước
    và đáy ao bằng chế phẩm sinh học (Super
    probiotics, Probiotics, Probio Yucca
    ). Quạt nước, sục khí bổ sung oxy từ 7
    giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau. Có thể bổ sung thuốc bổ, thio61c đường tuột,
    các loại khoáng để tăng sức đề kháng.
  • Cần thường xuyên quan sát phản ứng,
    màu sắc, đường ruột, gan tụy và phân tôm hằng ngày, thông qua kiểm tra sàn ăn.
    Cần chài tôm định kỳ 5 – 7 ngày hoặc sau khi ao nuôi có diễn biến xấu, như chất
    lượng nước xấu hay mưa kéo dài, để kiểm tra sức khỏe tôm, nhằm có biện pháp xử
    lý kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

  1. http://www.binhlan.com/Chat-luong-nuoc-nuoi-tom.html
  2. http://binhlan.com/kit-do-nhanh-khoang-12.html
  3. http://www.fistenet.gov.vn/e-nuoi-trong-thuy-san/b-nuoi-thuy-san/quan-ly-moi-truong-ao-nuoi-tom-2013-nhung-111ieu-can-biet/
  4. http://thuysanvietnam.com.vn/quan-ly-moi-truong-ao-nuoi-article-5246.tsvn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *