Giao hàng nhanh chóng Trên toàn quốc
Tích điểm nhận quà Áp dụng với khách hàng thân thiết
Hỗ trợ 24/7 Hãy gọi chúng tôi để được tư vấn

Home / ‘Chất bẩn’ đổ vào môi trường thủy sản?

‘Chất bẩn’ đổ vào môi trường thủy sản?

  • Đăng bởi: admin
  • vào ngày: 11/11/19

Trong khi kháng sinh thủy sản đang ngày một siết chặt thì các loại hóa chất, men vi sinh dùng trong xử lý, cải tạo môi trường thủy sản do quan điểm “vô hại” nên gần như thả nổi, người nuôi sử dụng vô tội vạ.

6 triệu tấn hóa chất mỗi năm

Theo nhiều chuyên gia, trong nuôi tôm nước lợ, nước mặn, thì việc quản lý kiểm soát môi trường là yếu tố hàng đầu quyết định việc thành bại.

Nhiều loại chế phẩm sinh học, men vi sinh dùng xử lý cải tạo môi trường đang “đổ” vào ao tôm

Từ đó, trên thị trường xuất hiện hàng ngàn sản phẩm hóa chất, men vi sinh dùng trong xử lý cải tạo môi trường, có loại nằm trong danh mục, có loại đang thử nghiệm, có loại nhập lậu của hàng trăm doanh nghiệp lớn, nhỏ đưa xuống bán cho các đại lý, hoặc trực tiếp tuồn thẳng vào ao nuôi.

Theo khảo sát của chúng tôi, trong các loại hóa chất xử lý ao nuôi để diệt cá tạp, vi khuẩn, vi sinh vật… trước khi thả tôm giống hiện nay nổi lên 4 loại phổ biến mà người nuôi tôm đang sử dụng là TCCA (còn gọi là Chlorine, trước khi thả tôm 15-20 ngày); Saponin (7 ngày), BKC (Benzalkonium Chloride, 4 ngày) và Iodine (1-2 ngày).

Nếu chỉ tính liều lượng tất cả các loại bình quân 10 kg/ha, mỗi năm với trên 600 ngàn ha nuôi tôm của cả nước tức sẽ có 6 triệu tấn hóa chất đổ vào ao tôm, trong đó đặc biệt có Chlorine (dạng bột) là một loại hóa chất chuyên dùng trong khử trùng nước, chất thải công nghiệp và một số sản phẩm tẩy rửa. Đây là hóa chất từng được các chuyên gia cảnh báo là phải sử dụng hợp lý, nếu không sẽ gây tác hại cho sức khỏe người tiêu dùng và cả môi trường xung quanh.

Một loại men vi sinh xử lý môi trường

Theo TS Lê Hồng Phước, Giám đốc Trung tâm quan trắc, Cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh Thủy sản khu vực Nam bộ, Chlorine đặc biệt có hiệu quả trong việc diệt khuẩn, diệt các nhóm sinh vật có kích thước nhỏ, còn đối với bào tử vi sinh vật và virus thì hiệu quả không cao.

Thế nhưng, trong thực tế Chlorine đang được mua bán và sử dụng tràn lan trong môi trường thủy sản, ngoài hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có cả hàng chui, trôi nổi, không nhãn mác do các chủ hàng “giấu mặt” cung cấp.

Chẳng hạn, ngày 5/8 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Long An bắt quả tang tài xế Nguyễn Phúc Toàn (TP Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận) đang vận chuyển bỏ mối tôm post tại huyện Cần Đước trước khi di chuyển đến huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, trên xe có đến gần nửa tấn hóa chất (dạng bột, 10kg/bịch) không nhãn mác, nghi là Chlorine dùng xử lý môi trường.

Sau đó, đoàn đã lập biên bản tạm giữ, yêu cầu chủ hàng mang giấy tờ chứng minh nguồn gốc đến thanh tra Chi cục Thú y tỉnh làm việc trước ngày 15/8. Thế nhưng, đến ngày 24/8 chủ hàng vẫn lặn mất tăm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *