Giao hàng nhanh chóng Trên toàn quốc
Tích điểm nhận quà Áp dụng với khách hàng thân thiết
Hỗ trợ 24/7 Hãy gọi chúng tôi để được tư vấn

Home / BỆNH LỞ LOÉT Ở CÁ

BỆNH LỞ LOÉT Ở CÁ

  • Đăng bởi: admin
  • vào ngày: 04/06/20

BỆNH LỞ LOÉT Ở

Trong mùa mưa, các ao, hồ nuôi cá thường
tích tụ nhiều phù sa, nhiễm bẩn, mùn bã, rác và các chất thải làm ô nhiễm nguồn
nước và tiềm ẩn những mầm bệnh cho cá nuôi. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất là
bệnh ghẻ hay còn gọi là hội chứng lở loét. Bệnh lở loét xảy ra không chỉ
có ở nước ta mà còn có nhiều ở các nước Đông Nam Á, các nước trong khu vực Thái
Bình Dương. Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa mưa (tháng 10-12) và đầu mùa khô
(tháng 1-2).

DẤU HIỆU:

  • Cá ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi nhô
    đầu khỏi mặt nước, nổi lờ đờ, da xám, có vết loét hoặc các đốm đỏ phát triển ở
    đầu, thân, vây và đuôi.
  • Sau một thời gian bị bệnh cá
    kiệt sức và chết.
  • Bên ngoài cá thấy xuất hiện
    nhiều vết nhỏ màu xám hay đỏ. Mang, quanh mắt và da xuất huyết, toàn thân có
    màu xám tối. Thương tổn lan rộng thành những vết loét lớn trên vẩy, thân cá…
    Khi cá bệnh nặng sẽ thấy máu chảy ở hậu môn.
  • Giải phẫu cá sẽ thấy bóng
    hơi xuất huyết và teo dần, gan thận cũng xuất huyết. Khoang bụng có dấu hiệu
    tích nước, có nhiều dịch nhờn và xuất huyết.

HÌNH ẢNH MINH HỌA:

Hội chứng lở loét trên cá

NGUYÊN NHÂN

  • Những tác nhân gây bệnh cho
    cá gồm virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng và các yếu tố môi trường. Nguyên
    nhân gây bệnh trước nhất là virus, nấm cũng được coi là yếu tố quan trong gây
    ra hội chứng lở loét. Có thể chúng cùng với các loại kí sinh trùng làm cá bị
    thương tổn tạo điều kiện cho các tác nhân chính gây bệnh cho cá.
  • Ngoài các yếu tố môi trường
    như nhiệt độ thay đổi, môi trường nước quá dơ bẩn, sự ô nhiễm có thể gây sốc và
    làm cá nhiễm bệnh, nhiều quan điểm cho rằng nấm ký sinh trong nội tạng Aphanomyces được coi là tác nhân chính
    gây ra bệnh này.

Nấm Aphanomyces
invandas

PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

1.
Phòng bệnh

  • Thường xuyên tẩy dọn ao, bể
    nuôi theo đúng qui trình kỹ thuật để diệt các tác nhân gây bệnh là rất quan trọng.
    Quản lý tốt môi trường nuôi, cung cấp nước nuôi cá bằng nước sạch.
  • Định kỳ dùng TN – Energy C trộn vào thức ăn để cung cấp Vitamin C
    tăng sức đề kháng.
  • Thả lá xoan: cột
    thành từng bó cắm xuống ao (bó lá dầm thành từng bó, khoảng 30kg
    /100m2).
  • Ổn định môi trường, kìm hãm
    sự phát triển của mầm bệnh bằng cách xử lý định kì bằng BKC 80%. Tránh làm cá bị xây xát, không để cá bị nhiễm các loại bệnh
    ngoài da sẽ tạo điều kiện cho bệnh cá phát triển.
  • Cho cá ăn đủ thức ăn với hàm
    lượng dinh dưỡng cao làm cá khỏe sẽ có sức đề kháng tốt. Thường xuyên trộn thức
    ăn với men tiêu hóa Enzyme Growth, Vita 888.
  • X lý ao nuôi bằng vôi, giữ
    cho môi trường ổn định, dùng hóa chất formon và thuốc tím làm giảm bớt mật độ
    vi khuẩn và diệt nấm ký sinh trùng, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn làm lành vết
    thương trên da cho cá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *