- Đăng bởi: admin
- vào ngày: 04/06/20
BỆNH ĐỐM ĐEN
TRÊN TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG
Thời gian gần đây người nuôi tôm thẻ chân trắng thường gặp tình trạng tôm bị “bệnh đốm đen”, tỷ lệ chết có thể lên đến 80 – 90% nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời. Một số trường hợp phát hiện bệnh trễ thì hầu như mọi biện pháp chữa trị đều không mang lại kết quả tốt và phải tiến hành thu hoạch. Một số trường hợp khác tôm bị đốm đen chỉ được phát hiện khi thu hoạch dẫn đến giảm giá trị thương phẩm.
“Bệnh đốm đen” xảy ra ở các độ mặn khác nhau từ 5‰ cho đến 20 – 25‰. Thời gian xảy ra bệnh từ giai đoạn 20 ngày tuổi cho đến 90 ngày tuổi, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 25 – 45 ngày tuổi. Tôm thường có tỷ lệ mắc “bệnh đốm đen” cao vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường diễn ra kéo dài trong 5 – 10 ngày, hoặc nhiệt độ nước trên 29 độ C trong thời gian dài. Tuy vậy, tôm vẫn có thể mắc phải bệnh này trong suốt năm bất kể ở tình trạng thời tiết nào.
DẤU HIỆU:
- Trên
cả đàn tôm - Tôm nhiễm bệnh nhẹ vẫn ăn
bình thường, ruột vẫn đầy thức ăn, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy gan yếu,
nhợt nhạt nhưng có hiện tượng mòn đuôi, cụt râu, đuôi có thể bị phồng nhẹ, râu
và đuôi tôm chuyển sang màu đỏ. Xuất hiện các đốm đen nhỏ, ẩn dưới vỏ hoặc các
đốm đen xuất hiện thành cụm ở giáp đầu ngực, phụ bộ, ở thân tôm hoặc ở vùng
mang. Sau khi lột xác xong tôm sẽ trở lại trạng thái khỏe mạnh. - Tôm mắc bệnh nặng thường lờ
đờ, tấp bờ, bỏ ăn, tăng trưởng chậm, khó lột xác, bị dính vào vỏ cũ hoặc mất phụ
bộ khi lột xác. Tôm có thể xuất hiện dấu hiệu đục thân, ruột rỗng, gan tụy nhợt
nhạt, bề mặt thân tôm bị đốm đen có thể có mùi hôi. Vỏ tôm bị ăn mòn và có thể
bị lở loét ở phần dưới vỏ, những vết lở loét này là nơi thuận lợi để các mầm bệnh
khác như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật,…tấn công vào cơ thể như làm cho bệnh
càng nặng thêm.
HÌNH ẢNH MINH HỌA:
Tôm bệnh đốm đen
NGUYÊN NHÂN
Do các giống vi khuẩn có trong
nguồn nước ao nuôi như Vibrio, Pseudomonas, Aeromonas gây nên. Những loại vi khuẩn
này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi.
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
- Cải tạo nước ao, loại bỏ mật
bệnh, có ao chứa lắng để cung cấp nước đã xử lý cho ao nuôi. - Kiểm tra giống ban đầu, đảm
bảo không nhiễm bệnh. Thả giống với mật độ vừa phải, duy trì mực nước tối thiểu
>1,2m. - Bổ sung Energy C, Vita 888, Enzyme Growth vào thức ăn để tăng
cường sức khỏe cho tôm. - Cung cấp đủ Oxy bằng sản phẩm
Oxygen Plus giúp tôm lột xác tốt hơn. - Sử dụng Probio Yucca để loại bỏ thức ăn thừa và xử lý đáy ao,
giảm khí độc và cải thiện chất lượng nước. - Thường xuyên kiểm tra tình
trạng sức khỏe của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.